Quan hệ thương mại Quan_hệ_Singapore_–_Việt_Nam

Theo số liệu từ Cơ quan The Observatory of Economic Complexity (Giám sát đa dạng kinh tế), trong năm 1990, giá trị xuất khẩu từ Singapore sang Việt Nam là khoảng 1 triệu đô la Mỹ, và con số này tăng lên đến 8 tỷ đô la Mỹ trong năm 2008. Mặc dù sau đó đã giảm sút, giá trị xuất khẩu còn khoảng 4 tỷ đô la Mỹ. Xăng dầu đã tinh chế là sản phẩm chính mà Singapore xuất khẩu sang Việt Nam[6].

Trong thập niên 1990, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore là khoảng 400 triệu USD. Con số này tăng lên đến 2,4 tỷ USD năm 2008, sau đó giảm xuống còn 1,6 tỷ USD trong năm 2012, sau đó nó tăng trở lại vào năm 2013. Dầu thô là sản phẩm chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Singapore[7].

Ngày 5 tháng 5 năm 1993, Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Singapore được thành lập[4]. Ngày 6 tháng 12 năm 2005, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore và Bộ Công nghiệp Thương Việt Nam đã ký kết khung hợp tác về Kết nối Việt Nam-Singapore tại Singapore bao gồm 6 lĩnh vực như tài chính, đầu tư, thương mại và dịch vụ, giao thông vận tải, thông tin và công nghệ viễn thông, giáo dục và đào tạo[5]. Hợp tác khung có hiệu lực từ ngày 23 tháng 1 năm 2006[5]. Năm 2014, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba của Việt Nam, với tổng mức vốn đầu tư là 32,7 tỷ USD và đóng góp tới 1.300 dự án[2]. Bình Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Hải DươngNghệ An có các khu công nghiệp Việt Nam-Singapore[2].

Ngày 13 tháng 9 năm 2013, Lim Hng Kiang, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore và Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, tổ Hội nghị kết nối Singapore-Việt Nam lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh[5].